Nhưng đó là câu chuyện của 20 - 30 năm về trước, còn xã hội hiện đại bây giờ trẻ chậm nói được xem là dấu hiệu và nguy cơ "bất bình thường" trong việc sử dụng ngôn ngữ. Vậy phải chăng môi trường và phương pháp dạy con đã ảnh hưởng thế nào đến việc tập cho trẻ học nói?
Phụ có thói quen biến Thiết bị công nghệ thành "cô trông trẻ"
TRẺ CHẬM NÓI DO ĐÂU?
Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói…
Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do ví sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
Ngoài ra, trẻ chậm nói còn có nguyên nhân do tâm lý. Nguyên nhân tâm lý là do gia đình hoặc quá cưng chiều, hay bỏ bê trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
MÔI TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY CON ĐÃ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ?
Với mỗi ông bố bà mẹ, khoảnh khắc được nghe tiếng con nói, được nghe con gọi "bố, mẹ" là một niềm vui không thể tả hết thành lời. Không ai khác, cha mẹ chính là những người đầu tiên ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng phát triển khả năng ngôn ngữ theo đúng tuần tự như vậy. Có bé sẽ biết nói chậm hơn so với tiêu chuẩn. Nhiều mẹ cảm thấy lo lắng khi thấy con đã 18 tháng vẫn chưa biết ê a bất cứ một câu gì. Con chậm nói khiến các mẹ phải đối diện với nhiều lực rất lớn từ người thân, gia đình. Trong tình huống này, các mẹ lại "ngây thơ" nghĩ rằng "con mình vốn vậy", hay "trẻ biết đi sớm thường chậm nói". Tuy nhiên, mẹ cần biết một thực tế rằng khả năng bé nói rõ ràng hay nói ngọng, biết nói sớm hay muộn cũng một phần là do lỗi dạy dỗ của người mẹ.
Dưới đây là một số sai lầm tai hại mà nhiều mẹ mắc trong quá trình dạy dỗ khiến trẻ chậm nói hay nói ngọng:
1. Quá chiều con, không cho con có cơ hội được nói
Đây là lỗi tai hại của mẹ làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ, là nguyên nhân trẻ chậm nói. Ai cũng biết rõ, khi vốn từ vựng của bé chưa được hoàn thiện, nên để giao tiếp với mọi người xung quanh, con thường phải dùng hành động, cử chỉ để biểu đạt mong muốn của mình.
Khi muốn uống sữa hay muốn lấy bất cứ một thứ gì, trẻ sẽ tự tay mình chỉ hoặc sẽ cầm tay mẹ và hướng đến các đồ vật đó. Lúc đó, các mẹ sẽ hiểu được mong muốn của con và nhiều người đã không ngần ngại mà ngay lập tức đi lấy giúp con. Hành động này nếu lặp lại nhiều lần sẽ là nguyên nhân sâu xa khiến con chậm nói. Thay vì vội vàng giúp con, các mẹ nên gợi chuyện để hỏi con “con cần gì nào?”, “đó là cái gì nhỉ?”… Gợi câu hỏi cho con là một cách tốt để trẻ có phản ứng lại trước những lời nói của mẹ.
Việc chiều con, nhanh chóng đáp ứng mọi yêu cầu, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, mà còn tác động xấu đến tính cách của trẻ. Một khi con biết mọi yêu cầu của mình sẽ nhanh chóng được đáp ứng, chúng sẽ sinh ra nhiều yêu cầu và đòi hỏi, dễ hình thành thói phụ thuộc và lười vận động.
2. Cho trẻ xem tivi quá nhiều
Tivi, máy tính bảng, điện thoại hay mọi thiết bị truyền thông thông tin đều có một tác dụng đó là giúp trẻ học hỏi và tiếp thu được những điều mới lạ xung quanh cuộc sống. Không những vậy, các thiết bị này còn được nhiều mẹ biến thành “cô trông trẻ” hữu hiệu, bởi họ nhận thấy rằng mỗi khi cho bé ngồi xem tivi là y như rằng con sẽ ngoan ngoãn hơn. Và những lúc như vậy là thời điểm tốt để mẹ có thể yên tâm làm các công việc khác.
Tuy nhiên, nếu mẹ quá lạm dụng “cô trông trẻ” này thì sẽ khiến cho bé lười nói chuyện. Khi cho con xem Tivi, bé chỉ được tiếp nhận thông tin một chiều, bởi lúc đó bé chỉ con có cơ hội nghe nhưng lại không có cơ hội để nói. Không những ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ, việc xem tivi quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến mắt con không được khỏe, dễ dẫn đến tình trạng cận thị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề học tập sau này.
Thay vì để con ngồi hàng giờ trước tivi thì mẹ hãy dành thời gian nhiều hơn để cùng con chuyện trò. Khi được giao tiếp với mẹ, bé sẽ đáp ứng được cả hai nhu cầu đó là nghe và nói.
Tại Khám Phá Tiềm Năng, khi chúng tôi can thiệp cho các trẻ chậm nói, có áp dụng phương pháp Sinh Trắc Vân Tay thì trên 90% trẻ chậm nói có vùng âm thanh và ngôn ngữ rất cao. Khi chúng tôi phân tích và tư vấn, thì quý phụ huynh ngạc nhiên: tôi cứ nghĩ con chậm nói là do vùng ngôn ngữ kém, thế tại sao lại chậm nói được?
Một đứa trẻ khi có vùng âm thanh và ngôn ngữ cao thường rất nhạy về tiếng ồn, âm nhạc và thích thú khi được nghe, nhìn người khác nói chuyện. Tuy nhiên do cha mẹ quá lạm dụng vào những thiết bị truyền thông và lười nói chuyện với con, khiến con trẻ giao tiếp thụ động một chiều (bé nghe tốt nhưng lại khó và thậm chí không nói được, do không có người tương tác). Và như thế khi trẻ khó và không có khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, thì cơ chế sẽ dùng ngôn ngữ cơ thể để diễn tả, vì vậy trẻ chậm nói thường đi kèm với dấu hiệu tăng động.
Khi con có biểu hiện chậm nói, không ít phụ huynh chưa vội tìm lời khuyên của chuyên gia ngay và tự nhủ "Không có gì phải lo lắng...", "một số trẻ biết đi sớm hơn và số khác nói sớm hơn" và thường trì hoãn việc tìm lời khuyên của các chuyên gia. Một vài người có thể tự trấn an rằng "nó sẽ lớn thôi" hoặc "thằng bé chỉ thích các hoạt động thể chất". Sự chủ quan này sẽ làm trễ việc phát hiện các dấu hiệu của trẻ và ảnh hưởng đến thời gian can thiệp cho trẻ.
Cha mẹ nên chú ý, phát hiện kịp thời và cho bé đi khám, điều trị càng sớm càng tốt, do giai đoạn 2-3 tuổi là giai đoạn vàng để can thiệp, trị liệu cho bé. Trẻ càng lớn càng khó can thiệp hơn, thời gian điều trị cũng lâu hơn.
Dù bé ở giai đoạn nào đi nữa, sự quan tâm chăm sóc và yêu thương từ gia đình luôn là yếu tố then chốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
-----------------------------------------------------------
THÔNG TIN VỀ MỐC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ BÌNH THƯỜNG
Mốc phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ từ 4 – 36 tháng tuổi.
Từ 4 – 6 tháng tuổi, mẹ có thể nghe thấy những âm thanh ríu rít khi chơi đùa cùng con. Trẻ bắt đầu bập bẹ và đôi khi phát ra những âm thanh như thể con đang tiếp chuyện với mọi người.
Từ 7 – 12 tháng tuổi, bé có thể bập bẹ một số từ đơn giản như “ma ma”, “ba ba”.... Đây là những từ phổ biến nhất mà những đứa trẻ có thể phát ra đầu tiên; bập bẹ khoảng 4 âm tiết hay nhiều hơn giống câu ngắn mà không có từ thực sự.
Từ 13 – 18 tháng tuổi: trẻ còn có thể chỉ vào tranh bằng một ngón tay; dùng nhiều phụ âm (p,b,m,n,h); lấy được các đồ vật nằm trong tầm nhìn; có thể hiểu hơn 50 từ; giảm cử chỉ dùng lời nói nhiều hơn để giao tiếp...
Từ 19 – 24 tháng tuổi: Con có thể kết hợp 2 từ với nhau để tạo thành một câu đơn giản như “ôm con, bế con...”. Khi bé 2 tuổi, con có thể sử dụng được những câu đơn giản gồm 2-4 từ.
Từ 25 – 36 tháng tuổi: Từ 2 tuổi đến 3 tuổi, vốn từ vựng của bé được mở rộng liên tục và bé có thể cảm nhận được tất cả những điều mẹ nói. Ở giai đoạn 3 tuổi, bé có thể giao tiếp lưu loát với mẹ trong một cuộc trò chuyện khá dài. Hơn nữa, nó có thể kết nối nhiều từ hơn để tạo thành câu dài.
Quý Phụ Huynh cần cung cấp thêm thông tin và giải pháp hỗ trợ vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐÀO TẠO KHÁM PHÁ TIỀM NĂNG
ĐIỆN THOẠI: 0932 053 551 Ms. Vy