Định hướng sai dẫn đến hệ lụy cả tư duy, hành động và sự tự tin của mỗi người

Những vấn đề chung trong định hướng.

– Do định hướng nghề nghiệp chưa phù hợp với yêu cầu của xã hội, với nguồn lực hỗ trợ của bản thân.

– Do thiếu thông tin, kiến thức về nhu cầu xã hội, không có nguồn thông tin đầy đủ, chính xác, thông tin dàn trải, không theo một hệ thống thống nhất gây hiểu sai, hiểu thiếu, mất phương hướng về nhu cầu xã hội.

– Do thiếu thông tin, kiến thức về xác định các nguồn lực hỗ trợ của bản thân như các thế mạnh, điểm yếu của bản thân, các nguồn lực hỗ trợ khác từ gia đình như mối quan hệ, thế mạnh tài chính…

– Do thiếu kỹ năng đặt mục tiêu và lập chiến lược để đạt được mục tiêu học tập, mục tiêu cuộc đời.

– Do những quan niệm cổ hủ, lỗi thời của một bộ phận cha mẹ, giáo viên, người lớn trong việc áp đặt nghề nghiệp cho các em.

Hệ lụy khi định hướng không phù hợp.
   - Định hướng nghề nghiệp không phù hợp dẫn tới sai lầm về nghề nghiệp so với khả năng bản thân, không phát huy hết khả năng của bản thân, chuyển nghề thường xuyên trong quá trình lao động sau này, mất ổn định trong công việc khiến cho trình độ nghề thấp dẫn tới năng suất lao động thấp, thu nhập thấp và kéo theo đó là chất lượng cuộc sống thấp. Bản thân người lao động sau này luôn trong trạng thái bất an, tâm lý hoang mang về vấn đề không có việc làm, lo sợ thất nghiệp dẫn tới tâm lý tích trữ tiền bạc phòng thân, tham nhũng, tư duy nhiệm kỳ ngắn hạn, vơ vét, dùng thủ thuật để trục lợi cá nhân trong công ty, nhà nước, tổ chức, đoàn thể.

   - Định hướng sai nghề nghiệp dẫn tới lãnh phí nguồn lực đầu tư của gia đình cho con em mình đi học, khởi nghiệp, thậm chí là hàng chục năm tiếp theo để lo cho sự ổn định tương lai con em mình, gây tâm lý hoang mang, thất vọng cho các bậc phụ huynh trong việc nuôi dưỡng và lo cho tương lai của con em mình, dẫn tới tâm lý áp đặt, nóng vội, chạy chọt, xin cho bằng mọi giá để ổn định nghề nghiệp cho con em mình.

   - Định hướng nghề nghiệp sai dẫn tới mất cân bằng cung cầu lao động, nghề thiếu vẫn thiếu nghề thừa vẫn thừa, dẫn tới kìm hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh do thừa thiếu nguồn lực quan trọng là nhân lực. Định hướng sai nghề nghiệp khiến người lao động không mặn mà với công việc, làm qua loa cho hết trách nhiệm để kiếm tiền phục vụ cho mục đích tồn tại, đủ ăn đủ mặc và các nhu cầu vật chất cơ bản như nhà cửa, xe cộ, quần áo… dẫn tới số lượng và giá trị hàng hóa sản xuất ra thấp, nền kinh tế kém phát triển so với các nước khác.

   - Định hướng nghề nghiệp sai dẫn tới tâm lý hoang mang, chán nản, học sinh có tâm lý buông thả, không chú trọng tới kiểm soát cuộc đời bản thân, dẫn tới gia tăng tỷ lệ tội phạm, tệ nạn xã hội, mất ổn định xã hội.

Muốn đi đến thành công trước tiên phải biết đâu là con đường phù hợp với mình.
Phương pháp cải thiện

   Để giúp các em học sinh định hướng nghề nghiệp chính xác hơn, Khám Phá Tiềm Năng cung cấp giải pháp định hướng nghề nghiệp với lợi ích:

1.Xác định lợi thế nghề nghiệp bẩm sinh của từng em học sinh thông qua sinh trắc vân tay – tìm hiểu về di truyền não bộ.

2.Cung cấp cho các em thông tin yêu cầu của 624 ngành nghề tại Việt Nam theo quyết định của chính phủ, làm căn cứ so sánh và lựa chọn nghề nghiệp theo lợi thế nghề nghiệp.

3.Hướng dẫn lập kế hoạch chọn trường, thi tuyển, lập kế hoạch tài chính và học tập.

4.Kết nối với các trung tâm đào tạo uy tín để cung cấp các chương trình đào tạo kỹ năng trong nhà trường không đào tạo.

5.Hỗ trợ bám sát chương trình học của các em trong suốt quá trình học, kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để cung cấp các cơ hội nghề nghiệp cho các em ngay khi còn học tại trường đại học.

Bảng thống kê chủng vân tay của các nước