Những kiến thức cha mẹ cần biết về tự kỷ
Tự kỷ là tên gọi của hội chứng rối loạn phát triển lan tỏa ở trẻ.
Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ sự mất cân bằng của hệ thần kinh, gây ảnh hưởng tới quá trình hình thành, phát triển não bộ.
Tự kỷ gây ra những khiếm khuyết nặng nề về khả năng tiếp thu, giao tiếp, tương tác xã hội và tạo thành một số kiểu tính cách tiêu cực.
Các triệu chứng của hội chứng rối loạn này chủ yếu xuất hiện kể từ sau khi trẻ lên 3.
Theo số liệu thống kê tại Trung Quốc, ở nước này cứ 10.000 học sinh lại xuất hiện từ 10 – 15 trường hợp mắc tự kỷ.
Hậu quả của hội chứng này thể hiện rõ trên phương diện ngôn ngữ biểu đạt, cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội, gây cản trở về khả năng tập trung, tiếp thu, giao tiếp…
Theo nhận định của giới chuyên môn, dựa trên những số liệu thực tế, các bé trai có khả năng mắc tự kỷ cao hơn trẻ em gái. (Ảnh: Nguồn Internet).
5 chứng thuộc rối loạn lan tỏa kiểu tự kỷ
Theo phân loại của Hội tâm thần Mỹ, tự kỷ chia thành 5 hội chứng bao gồm:
1. Hội chứng Asperger: Trẻ mang đặc điểm chủ yếu là khiếm khuyết về quan hệ xã hội và kỹ năng giao tiếp kinh tế.
2. Hội chứng Rett: Chỉ được ghi nhận ở bé gái, từ 6-18 tháng phát triển bình thường, nhưng sau đó não và đầu không tiếp tục phát triển, gây chậm phát triển về mặt xã hội và trí tuệ.
3. Hội chứng thoái phát triển ở trẻ em: : Phát triển về giao tiếp, xã hội bình thường ở độ tuổi 3-4 tuổi, nhưng sau đó bị khiếm khuyết nặng nề về vận động, giao tiếp và quan hệ xã hội.
4. Các rối loạn phát triển không đặc hiệu ứng: Trẻ bị rối loạn về tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi. Xuất hiện sau tháng thứ 30, các dấu hiệu chủ yếu bao gồm loạn thần, loạn ngữ nghĩa…
5. Chứng tự kỷ điển hình: Trẻ gặp khó khăn về quan hệ xã hội, khiếm khuyết về ngôn ngữ và giao tiếp, học nói muộn, có hành vi và mối quan tâm bất thường…
Những dấu hiệu xuất hiện sớm ở trẻ tự kỷ
1. Trẻ có biểu hiện giống như thính lực kém, không phản ứng với âm thanh trong phòng, không giật mình trước một số tình huống bất ngờ.
2. Trẻ sơ sinh ngoan một cách bất thường, ít khóc, không quấy, thích chơi một mình, không hóng chuyện… Cũng có một số trường hợp trẻ quấy khóc một cách bất thường như khóc rất nhiều, khó ngủ, khó dỗ dành.
3. Trẻ thích nhìn chằm chằm vào bàn tay, bị thu hút bởi ánh sáng lọt qua kẽ tay hoặc tạo ra các hành động tự thu hút sự chú ý của bản thân khác.
4. Trẻ có dấu hiệu kén ăn ngay từ khi còn nhỏ.
5. Các bé rất ít khi chủ động nhìn vào mắt người khác, cũng hạn chế giao tiếp bằng ánh mắt.
6. Trẻ tự ngăn cách mình với thế giới bên ngoài, không quan tâm tới các yếu tố ngoại cảnh.
Trẻ tự kỷ có lối sống khép mình và ít tương tác với thế giới xung quanh. (Ảnh: Nguồn Internet).
7. Các bé thích mặc quần áo cũ, khó thích ứng với quần áo mới, thích chọn lựa những bộ đồ giống hệt nhau, không hài lòng khi đồ đạc hoặc đồ chơi của mình bị để ở nơi khác.
8. Khi đến độ tuổi tập nói, trẻ không có biểu hiện sử dụng ngôn ngữ để nói chuyện, hoặc biết nối nhưng không hiểu ngữ nghĩa.
Do khả năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ bị chướng ngại, nên các em thường lặp lại lời người khác nói mà không nắm được ý nghĩa của những câu chữ đó.
9. Nếu gặp phải chuyện không vừa ý, trẻ dễ dàng kích động, tức giận, thất vọng, không muốn lặp lại hành động đó.
10. Trẻ có khả năng vượt trội về âm nhạc, nhạy bé với ca nhạc hoặc yếu thích những món đồ chơi lắp ghét, bị thu hút bởi chữ số, các động cơ lớn…
11. Trẻ có khả năng chịu đau tốt, khi bị thương cũng không khóc quấy, ít cần dỗ dành, an ủi.
12. Trẻ không thích thay đổi thói quen đã có.
13. Trẻ sở hữu làn da đặc biệt nhạy cảm.
14. Trẻ không thích bắt chước trò chơi của các bé khác.
Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ xã hội. (Ảnh: Nguồn Internet).
Phương pháp giúp trẻ em tự kỷ hòa nhập với cuộc sống bình thường
Các bậc phụ huynh cần ý thức rằng, tự kỷ không phải là bệnh tâm thần, cũng không bắt nguồn từ cách thức giáo dục hay những ảnh hưởng tâm lý khác gây ra.
Sự sai lệch trong hành vi, ngôn ngữ củ trẻ tự kỷ không phải do cố ý.
'Phương pháp can thiệt sớm' đối với trẻ tự kỷ
Điều khó khăn nhất đối với những gia đình có trẻ mắc tự kỷ chính là vấn đề làm thế nào để trẻ có thể hòa nhập với cuộc sống.
Bởi mỗi cá nhân mắc tự kỷ sẽ mang những đặc điểm khác nhau, nên khung chương trình giáo dục cho các em cũng không thể giống nhau hoàn toàn.
Học sinh tự kỷ có quyền được hưởng chế độ giáo dục công lập miễn phí nếu có giấy xác định từ bệnh viện
Trẻ tự kỷ có thể áp dụng chế độ giáo dục đặc biệt mà trong đó, những thành viên tham gia cần bao gồm cha mẹ, nhà tâm lý học, giáo viên giáo dục đặc biệt, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ, nhà trị liệu chức năng.
Các thành viên trong nhóm giáo dục này cần đưa ra đánh giá cụ thể để xác định và chọn lựa 'phương pháp can thiệt sớm' phù hợp với mỗi cá nhân.
Đối với học sinh dưới 3 tuổi, chương trình giáo dục này được gọi là 'Dịch vụ Gia đình Cá nhân hóa IFSP' và mang tên 'Chương trình giáo dục cá nhân hóa IEP' với trẻ trên 3 tuổi.
Can thiệp sớm bằng những phương pháp giáo dục đặc biệt sẽ giúp trẻ tự kỷ nâng cao khả năng phục hồi và hòa nhập hơn. (Ảnh: Nguồn Internet).
Can thiệp sinh học bằng cách áp dụng chế độ ăn kiêng cho trẻ tự kỷ
Những năm gần đây, thuật ngữ 'can thiệp sinh học' được dùng để chỉ chế độ ăn uống đặc biệt có tác dụng phục hồi đối với trẻ em tự kỷ.
Theo đó, chế độ ăn uống này có thể giúp trẻ cải thiện khả năng của bản thân trên nhiều khía cạnh.
Hiệp hội Nghiên cứu Tự kỷ ARI đã khảo sát hàng ngàn gia đình có con mắc tự kỷ và đưa ra nhận định: 71% trường hợp trẻ tự kỷ có chế độ ăn uống giàu carbonhydrate được cải thiện rõ rệt.
Đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, các chế phẩm từ sữa... đều nằm trong danh sách những món cần hạn chế đối với trẻ tự kỷ. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
Các chuyên gia về chứng bệnh này cũng khẳng định, trẻ em tự kỷ nên ăn nhiều trái cây tươi, rau củ, hoa quả.
Phụ huynh cũng nên lựa chọn những thực phẩm hữu cơ cho các bé, hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp, đồ đông lạnh, chứa chất bảo quản, phụ gia, màu nhân tạo.
Đặc biệt, các chuyên gia khuyến cáo rằng trẻ em tự kỷ cần nỗ lực giảm lượng đường hấp thu mỗi ngày.
Bên cạnh đó, trẻ cũng nên không nên hấp thu Gluten (có trong lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch) và Casein (chất đạm trong sữa, bơ sữa).
Từ những lưu ý trên, các bậc cha mẹ nên chú ý xây dựng cho các bé chế độ ăn kiêng, môi trường và phương pháp can thiệp phù hợp để cải thiện tình trạng và giúp con dễ dàng hòa nhập với xã hội.