Một tối nọ, sau khi lên giường được 1 lúc, cậu con trai 7 tuổi của Tina lại ra phòng khách với lý do không ngủ được. Khuôn mặt của cậu bé thể hiện sự buồn rầu, cậu từ từ giải thích với mẹ: “ Con giận mẹ lắm, mẹ không bao giờ viết lời nhắn cho con vào nửa đêm cả!” Ngạc nhiên vì tình huống bất ngờ này, Tina đáp: “ Mẹ không biết là con muốn mẹ làm vậy”. Cậu bé bắt đầu tuông ra 1 tràng những lời phàn nàn trách móc: “ Mẹ chẳng bao giờ làm được điều gì tốt cho con cả, con phát điên vì 10 tháng nữa mới tới sinh nhật của con và con ghét bài tập về nhà”
Có tồn tại logic trong câu chuyện này không? Không. Và nó có quen không? Có. Tất cả các bậc phụ huynh chùng ta đều đã từng được trải nghiệm những thời điểm khi con cái mình bực bội vì những vấn đề quá nhỏ nhặt. Những tình huống ấy thường gây đau đầu, đặc biệt khi bạn đang mong đợi con mình đã đủ lớn để hành xử hợp lý và nói chuyện có logic. Đột nhiên, cậu bé trở nên khó chịu vì những vấn đề lố bịch, và dường như bạn có đưa ra bao nhiêu lý do để giải thích cũng không đủ trong trường hợp này.
Dựa trên những kiến thức đã có về 2 phần não bộ, chúng ta biết rằng con trai của Tina đang trải qua cơn song cảm xúc mà não trái chỉ chiếm 1 phần nhỏ và không đủ để cân bằng hành động. Ở tình huống này, một trong những cách hành xử vô tác dụng nhất là Tina ngay lập tức phản đối để bênh vực bản thân ( “ Đương nhiên là mẹ luôn làm những điều tốt đẹp cho con!”) , hoặc tranh luận với con về sự vô lý của cậu bé. ( “ Mẹ chẳng làm được gì để sinh nhật con đến sớm hơn cả. Còn bài tập về nhà đó là nghĩa vụ của con, con phải hoàn thành nó.”)
Kiểu tư duy não trái và phản ứng logic này có thể va vào bức tường phòng ngự của não phải và tạo 1 ranh giới giữa 2 vùng não bộ. Dẫu sao, não trái của cậu bé cũng không thể xuất hiện trong khoãnh khắc này. Vì vậy, nếu Tina sử dụng não trái để giải quyết tình huống này, con trai sẽ thấy mẹ không hiểu mình hoặc không quan tâm đến cảm xúc của mình. Cậu bé đang sử dụng não phải, thiếu tính hợp lý, đang ở giữa cơn lũ cảm xúc; chính vì vậy cách hành xử kiểu não trái sẽ khiến cuộc đối thoại càng trở nên thất bại.
Theo Chương 2: Sử dụng 2 bán cầu não - Cuốn đọc vị tâm trí trẻ