Mặc dù trong tình huống này, người mẹ ( và sự cám dỗ) có thể hỏi cậu con trai như 1 phản xạ có điều kiện
“ Con đang nói chuyện gì thế?”
Hoặc nói cậu bé quay về giường ngay lập tức, thế nhưng Tina đẽ biết kìm nén bản thân.
Thay vào đó, cô sử dụng phương pháp gắn kết với con. Cô kéo con lại gần hơn, xoa lung con và nhẹ nhàng nói, “ Đôi khi mọi thứ quá khó khăn, phải không con? Làm sao mẹ quên con được. Con luôn luôn ở trong tâm trí mẹ, và mẹ luôn muốn con biết con trong lòng mẹ đặc biệt thế nào?” Cô ôm lấy con khi cậu bé giải thích rằng đôi lúc cậu cảm thấy mẹ quan tâm đến em trai hơn, và bài tập về nhà chiếm quá nhiều thời gian rảnh rỗi của cậu bé. Khi con nói, Tina có thể cảm thấy cảm xúc của cậu giảm dần đi và thư giãn hơn. Đó là vì đứa trẻ cảm thấy được lắng nghe và quan tâm. Rồi Tina tóm tắt lại những vấn đề của con, và vì lúc ấy cậu bé đã dễ tiếp thu cách giải quyết vấn đề nên, họ thống nhất sẽ nói them vào sáng mai.
Trong tính huống này, cha mẹ sẽ thường tự hỏi liệu con cái mình có thực sự cần trợ giúp hay bé chỉ muốn cắt bớt giờ ngủ. Cách nuôi dạy con phát triển não bộ toàn diện không có nghĩa bạn để bản thân bị điều khiển hoặc củng cố hành vi xấu. Ngược lại, bằng cách hiểu được cách vận hành trí não của con mình, bạn có thể hợp tác với con nhanh hơn và tránh được nhiều tình huống bất lợi hơn. Bởi vì Tina hiểu được con mình đang nghĩ gì, cô đã nhìn thấy cách giải quyết hiệu quả nhất là kết nối với não phải của con.
Cô lắng nghe và an ủi con bằng cách sử dụng não phải của chính mình, và chỉ trong chưa đầy 5 phút cậu bé đã ngoan ngoãn quay trở về giường ngủ. Ngược lại, nếu cô nghiêm khắc và trách mắng con vì tự ý rời khỏi giường ngủ, sử dụng tính logic của não trái và quá quy tắc, cả 2 người sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn rất nhiều, và sẽ cần rất nhiều lần “ 5 phút” trước khi cậu bé bình tĩnh lại và đi ngủ.
Quan trọng hơn, cách phán ứng của Tina đầy quan tâm và mang tính giáo dục. Mặc dù vấn đề của con trai có vẻ hơi mang tính ngốc nghếch và dường như thiếu tính logic, nhưng cậu bé thực sự cảm thấy mọi chuyện không công bằng và cậu có quyền phàn nàn. Bằng cách kết nối với con ( não phải – não phải ), cô có thể giao tiếp với con mình và hiểu được cảm nhận của con. Dù có thể cậu bé đang cố gắng cắt bớt giờ ngủ. cách phản ứng não phải vẫn là cách phản ứng tốt nhất, vì nó không chỉ giúp cô đáp ứng nhu cầu được kết nối của con, mà còn đưa con lại giường ngủ nhanh hơn. Thay bằng việc đối đầu với cơn lũ cảm xúc của con, Tina đã lướt trên nó bằng cách phản ứng bằng não phải.
Theo Chương 2: Sử dụng 2 bán cầu não - Cuốn đọc vị tâm trí trẻ