Bước 2 : Định hướng lại với Não Trái.

Sau khi phản hồi với não phải, Tina có thể định hướng lại với não trái, đồng thời cũng định hướng lại cho con bằng cách giải thích thật logic về việc cô đã cố gắng rất nhiều để quan tâm 2 đứa trẻ như nhau, và hứa sẽ để lại lời nhắn cho con khi cậu bé ngủ, đưa ra những kế hoạch họ sẽ thực hiện vào dịp sinh nhật tiếp theo của con, và làm thế nào để bài tập về nhà trở nên thú vị hơn ( họ đã nói 1 vài vấn đề vào đêm hôm đó, nhưng hấu hết đều được đưa ra vào sáng hôm sau).

    Một khi cô đã kết nối được não phải của mình với não phải của con, việc kết nối não trái với não trái để giải quyết vấn đề một cách hợp lý sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Trước hết, bằng việc kết nối với não phải của con, người mẹ có thể tái định hướng với não trái qua những lý giải và kế hoạch logic , một việc yêu cầu có sự tham gia của bán cầu não trái của cậu bé. Cách tiếp nhận này cho phép cậu bé kết hợp được cả 2 bán cầu não làm việc cùng nhau

 

    Chúng tôi không nói rằng phương thức “ kết nối và tái định hướng” sẽ luôn có hiệu quả. Dẫu sao, cũng có những khoảnh khắc trẻ hoàn toàn vượt khỏi tầm kiểm soát cơn song cảm xúc của mình, và làn song này cần được bùng nổ cho tới khi hoàn toàn qua đi. Hoặc có thể trẻ chỉ muốn ăn, hay được ngủ nhiều hơn. Giống như Tina, bạn có thể quyết định chờ đến khi con đạt được trạng thái  kết nối não trái và não phải cân bằng hơn, sau đó mới thuật lại cảm xúc và cách hành xử của mình theo 1 cách logic hơn cho bạn.

   

   Chúng tôi cũng không khuyến khích việc chấp thuận gỡ bỏ những quy tắc chỉ đơn giản vì con bạn không thể suy nghĩ một cách logic hơn trong thời điểm đó. Luật lệ và sự tôn trọng không phải thứ có thể dễ dàng ném ra ngoài cửa sổ chỉ vì não trái của con bạn hoạt động kém hiệu quả trong tình huống này. Chẳng hạn, bất cứ hành vi nào không được chấp nhận trong gia đình bạn như thiếu lễ độ, làm tổn thương người khác, ném đồ đạc, cần phải bị cấm ngay cả khi con bạn đang ở trong trạng thái kích động. Bạn cần phải ngăn con mình khỏi những hành động phá hoại và tách con ra khỏi tình huống này trước khi tiến hành liệu pháp “ kết nối và tái định hướng”. Nhưng với cách tiếp cận trí não toàn diện, chúng tôi hiểu rằng, nhìn chung, cùng con thảo luận về thái độ không vâng lời và hậu quả của những hành vi thiếu kỷ luật sau khi con đã bình tĩnh thì sẽ tốt hơn. Vì thời điểm con đang chìm trong cơn lũ cảm xúc không phải là thời điểm tốt để dạy dỗ chúng. Đứa trẻ sẽ dễ tiếp thu hơn khi não trái của chúng đã hoạt động trở lại, và các hình thức kỷ luật cũng trở nên hữu hiệu hơn trong thời điểm này. Cũng giống như việc chẳng hạn bạn là 1 nhân viên cứu hộ, trước hết bạn cần bơi ra nơi con bạn bị nạn và ôm chặt lấy con, giúp con vào bờ trước khi răn dạy con rằng lần sau không nên bơi ra chỗ nước quá sâu.

   

 Trước hết bạn cần bơi ra nơi con bạn bị nạn và ôm chặt lấy con, giúp con vào bờ trước khi răn dạy con rằng lần sau không nên bơi ra chỗ nước quá sâu.

   Mấu chốt vấn đề ở chỗ khi con bạn đang chìm trong cơn lũ cảm xúc từ não phải, bạn sẽ giúp chính bản thân ( và con bạn) rất nhiều nếu bạn kết nối trước khi tái định hướng. Cách tiếp cận này sẽ giống như chiếc phao cứu sinh với con, giữ cho đứa trẻ luôn bình tĩnh, cũng như việc bạn tự để mình bị nhấn chìm vào cơn lũ cảm xúc của con.

Theo Chương 2: Sử dụng 2 bán cầu não - Cuốn đọc vị tâm trí trẻ.​