Một đứa trẻ đang chập chững tập đi bị ngã và bị trầy khuỷa tay. Một cô bé mẫu giáo bị lạc mất con mèo cưng. Một cậu bé lớp 5 hàng ngày bị bắt nạn ở trường. Khi trẻ phải đối mặt với những trải nghiệm tiêu cực, sợ hãi, thất vọng hay đau đớn, nó có thể gởi hàng loạt tín hiệu cảm xúc và làm “ lụt” bán cầu não phải. Khi điều này xảy ra, cha mẹ nên giúp bé kích thích việc xử lý thông tin ở bán cầu não trái để bé có thể nhận thức được việc gì đang xảy ra theo 1 cách logic. Một trong những cách đó là cùng kể lại những trải nghiệm tiêu cực đó.
Ví dự như, Bella, 9 tuổi, đã gặp “tai nạn” với bồn cầu. Khi cô bé xả nước, nước trong bồn cầu đã trào ra ngoài và chảy xuống sàn khiến cô bé cảm thấy sợ hãi. Trải nghiệm này thậm chí còn khiến cô bé từ đó về sau gần như không thể nhấn nút xả bồn cầu. KHi cha của Bella, Anh Dough, biết được phương pháp “ gọi tên nỗi sợ” anh đã ngồi lại để cùng con gái kể lại câu chuyện xem những gì đã xảy ra khi bồn cầu bị trào nước ngày hôm đó. Chỉ đóng vai trò gợi ý, dẫn dắt, người cha đã để cho cô con gái kể lại trải nghiệm theo cách càng cụ thể càng tốt, bao gồm cả cảm giác sợ hãi kéo dài sau tai nạn ngày hôm đó. Sau 1 vài lần như vậy, nỗi sợ hãi của Bella dần dần biến mất.
Tại sao việc kể lại những trải nghiệm tiêu cực lại có tác dụng đến vậy? Về căn bản, Dough hướng dẫn cô con gái Bella sử dụng kết hợp cả não trái và não phải lại với nhau. Nhờ vậy, cô bé có thể hiểu được những điều gì đã xảy ra và vì sao lại thế. Khi cô bé kể lại khoảnh khắc nước bắt đầu tràn ra ngoài và việc cô bé cảm thấy sợ hãi và lo lắng thế nào, 2 bán cầu não của cô bé hoạt động tương hỗ với nhau. Cô bé sử dụng não trái để sắp xếp thứ tự thông tin qua lời nói, từ ngữ, đồng thời sử dụng bán cầu não phải để nhớ lại xem cô bé đã cảm thấy thế nào. Bằng cách này, Dough giúp con gái mình “ gọi tên nỗi sợ” nhờ đó cô bé có thể “thuần hóa” được nó.
BẠN CẦN TƯ VẤN VỀ VẤN ĐỀ CON CỦA BẠN HÃY CHIA SẺ VỚI TÔI 0932 053 551
Theo Chương 2: Sử dụng 2 bán cầu não - Cuốn đọc vị tâm trí trẻ.