Sẽ có những lúc bé không muốn kể lại câu chuyện của mình kể cả khi chúng ta đã cố gắng gợi ý. Những lúc như vậy, cha mẹ cần tôn trọng quyết định của con, tuyệt đối không dồn ép con kể chuyện bởi đều này có thể làm tình hình trở nên càng tồi tệ. ( Hãy nghĩ đến những lúc bạn muốn ở một mình và không hề mảy may muốn mở miệng nói chuyện với ai, liệu có điều gì “ Cậy” được miệng bạn để chia sẻ về cảm xúc bên trong?) Thay vào đó, chúng ta có thể khuyến khích trẻ kể lại bằng cách dạo đầu, vừa kể vừa hỏi trẻ về những chi tiết của câu chuyện. Nếu trẻ vẫn chưa muốn nói về điều đó, hãy cho con 1 không gian và thời gian để chuẩn bị.
Vấn đề lựa chọn thời gian để cùng trẻ kể lại những trải nghiệm tiêu cực vô cùng quan trọng bởi sự lựa chọn này có thể ảnh hưởng tới việc trẻ có thoải mái kể lại câu chuyện hay không |
Vấn đề lựa chọn thời gian để cùng trẻ kể lại những trải nghiệm tiêu cực vô cùng quan trọng bởi sự lựa chọn này có thể ảnh hưởng tới việc trẻ có thoải mái kể lại câu chuyện hay không. Hãy đảm bảo rằng cả bạn và trẻ đều có sự chuẩn bị sẵn sang để đối mặt với những trải nghiệm tiêu cực này 1 lần nữa. Những nhà trị liệu tâm lý cho trẻ thường khuyên rằng phương pháp “ Gọi tên nỗi sợ” sẽ hiệu quả nhất khi trẻ không có sự tập trung hoàn toàn vào câu chuyện. Các bé thường có xu hướng thoải mái chia sẻ về trải nghiệm khi đang chơi những trò chơi khác như lắp ráp mô hình, xếp bài hay đang lái ô tô hơn là khi cha mẹ cố gắng ngồi đối diện và xây dựng 1 cuộc nói chuyện nghiêm túc. Bạn cũng nên xem xét và sử dụng 1 cách tiếp cận khác nếu trẻ không sẵn sang mở lòng, đó là hãy cho trẻ vẽ tranh miêu tả, và nếu cô con gái bạn đủ lớn, hãy để cô bé viết về nó. Nếu bé vẫn còn ngại ngần chia sẻ với bạn, hãy động viên con nói chuyện với 1 người nào khác như bạn bè, 1 người lớn tuổi khác hoặc thậm chí là 1 người anh/ chị/ em trong gia đình biết lắng nghe.
Cha mẹ đều biết hiệu quả của việc kể chuyện để giúp trẻ bình tĩnh lại và vượt qua nỗi sợ, nhưng có thể nhiều người chưa biết cách giải thích khoa học cho điều này. Bán cầu não phải xử lý thông tin lien quan đến cảm xúc và những ký ức cá nhân trong khi bán cầu não trái làm nhiệm vụ phân tích để hiểu được nguyên nhân tạo nên những cảm xúc đó và thu thập, sắp xếp những thông tin này lại. Cả 2 bán cầu não khi phối hợp với nhau trong việc kể lại những trải nghiệm sẽ phần nào làm giảm những cảm giác tiêu cực và dần dần giúp trẻ vượt qua nỗi ám ảnh. Khi trẻ học cách tập trung và chia sẻ những câu chuyện của mình, trẻ có thể rèn luyện được cách đối mặt với tất cả mọi thứ từ vết trầy xước trên khuỷa tay đến những mất mát lớn trong cuộc sống sau này.
BẠN CẦN TƯ VẤN VỀ VẤN ĐỀ CON CỦA BẠN HÃY CHIA SẺ VỚI TÔI 0932 053 551
Theo Chương 2: Sử dụng 2 bán cầu não - Cuốn đọc vị tâm trí trẻ.